Mẹo cho chó làm quen với trẻ nhỏ

Mẹo cho chó làm quen với trẻ nhỏ

Khi nuôi chó thì một vấn đề được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm đó là nó có thực sự an toàn cho trẻ nhỏ hay không? Nên nuôi chó giống gì? Cách cho chó làm quen với trẻ em như thế nào? Đây là những câu hỏi rất đáng để tìm hiểu và bài viết này, trung tâm huấn luyện chó nghiệp vụ Quốc Khuyển 577 sẽ cho các bạn những thông tin quan trọng và bổ ích nhất. Để làm sao cho các bạn nuôi được giống chó ưng ý, cho chúng tiếp xúc và mục đích lớn nhất đó là chúng phải thực sự thân thiện, an toàn với trẻ nhỏ.

Mẹo cho chó làm quen với trẻ nhỏ

Nên nuôi những dòng chó nào khi nhà có trẻ nhỏ?

Lời khuyên tốt nhất chúng tôi dành cho gia đình bạn khi có trẻ nhỏ đó là chọn những dòng chó kiểng thân thiện để nuôi. Điểm qua một vài dòng chó kiểng đáng yêu như: Poodle, Corgi, Phốc Sóc, Pug, Chihuahua, chó Bắc Kinh, chó Alaska, chó Husky, chó Samoyed và một vài dòng chó như Bully, Bull Pháp, Bull Anh. Tất nhiên trong những dòng này thì vẫn có nhiều con có bản tính ương ngạnh và hung dữ chứ không phải tất cả đều hiền lành. Quan trọng khi nuôi thì chúng ta đối xử tốt, thiết lập sự thống trị, phát hiện tính cách chó để rèn giũa sớm. Những dòng chó lớn tuy là chó kiểng như Alaska, Husky nếu nuôi thì cũng phải để ý chứ chúng rất khỏe, dễ làm tổn thưởng trẻ nhỏ dù nó không cắn.

Nếu chủ là người yêu thích dòng chó nghiệp vụ mạnh mẽ như Becgie Đức, Malinois, Rottweiler thì khi nuôi nhớ nuôi từ nhỏ khi chó 2 đến 3 tháng tuổi. Cho chó làm quen sớm với các thành viên trong gia đình và thiết lập mối quan hệ tốt đẹp. Chó Doberman, Pitbull, Ngao không nên nuôi, kể cả Rottweiler theo chúng tôi cũng có rủi ro.

Không mua chó trưởng thành về nuôi khi nhà có trẻ nhỏ và người già dù bất cứ giá nào, đặc biệt là các bạn cần nắm bắt tâm lý của chó, thần kinh của chó. Khi nuôi thì nếu chúng có biểu hiện dữ, bất trị thì thải loại ngay.

Nếu trẻ nhỏ của bạn có biểu hiện dị ứng mẫn cảm với lông chó và mùi đặc trưng ở chó thì cũng không nuôi.4.

Bài viết liên quan: Cách dạy chó sủa theo lệnh thành công đơn giản tại nhà

Tâm lý chú chó con khi tiếp xúc trẻ em

Hầu hết các chú chó đều yêu mến trẻ em và khá thân thiện, kể cả những anh chàng to lớn mạnh mẽ cũng rất yêu chiều trẻ nhỏ. Khi một chú chó được đưa về nhà hoặc bạn đã nuôi chó rồi sau mới có em bé thì tâm lý của chú chó có những biểu hiện như sau:

  • Phấn khích
  • Ghen tỵ một chút
  • Khẳng định lãnh thổ bằng một vài hành động như luẩn quẩn đánh hơi, cào chân
  • Tránh xa không thèm đếm xỉa đến em bé nhưng điều này rất ít xảy ra.

Chúng tôi vẫn phải nhắc lại cho quý vị là cần nắm thần kinh và biểu hiện của chú chó trong sinh hoạt, trong mối quan hệ với gia đình bạn để có quyết định chính xác.

Mẹo cho chó làm quen với trẻ nhỏ

Mẹo cho chó tiếp xúc trẻ em đơn giản

Thứ 1: xây dựng ranh giới

Đầu tiên bạn phải lập ra ranh giới những nơi nào được đến và không được đến đối với chú chó. Ví dụ, phòng của em bé, ghế giường của em bé, đồ chơi của trẻ nhỏ là những nơi nó không được phép đến khi chưa có lệnh của bạn.

Cách thiết lập ranh giới: Bạn để yên cho con chó tự do đi lại trong không gian phòng. Nơi nào bạn không muốn nó tới thì hô lớn ĐI RA một cách dứt khoát, âm lượng lớn. Chó lập tức đi khỏi. Dĩ nhiên cần nhiều lần thực hiện và kiểm soát thì nó mới biết những nơi bất khả nhập.

Thứ 2: Thiết lập cách cư xử

Cách cư xử vô lối ở chó thường thấy là cướp đồ ăn, đồ chơi của trẻ nhỏ dù có mặt bạn hay không. Trước hết bạn thiết lập sự thống trị bằng cách ngồi trước mặt con chó, đưa thức ăn ngon và ăn. Chó theo phản xạ thì sẽ đòi ăn và có hành động đòi hỏi như đưa mũi, lè lưỡi về phía tay cầm thức ăn của bạn. Bạn hô NGỒI IM và thản nhiên ăn hết phần mình, sau khi bạn ăn xong mới cho chó ăn. Không cho chó ăn cùng lúc với bạn.

Để thiết lập cách cư xử ở chó với trẻ nhỏ. Bạn ngồi cạnh trẻ nhỏ, đưa cho trẻ thức ăn và dĩ nhiên chú chó cũng ở ngay đấy. Bạn để ý xem hành vi của chó. Nếu nó tiến tới dành giật thức ăn thì lập tức la lớn NGỒI IM. Chó mà không ngồi thì dùng tay đánh nhẹ nó và la mắng nhẹ nhàng.

Thứ 3: Huấn luyện chó tránh xa thảm, đồ chơi của trẻ em

Việc chó hay dành giật là điều thường thấy ở mỗi chú chó. Chúng đơn giản là thích quậy và đòi quyền sở hữu cho mình. Những hành động như vậy có thể làm tổn thương trẻ nhỏ do móng vuốt, răng, dấu chân làm mất vệ sinh. Khi dành giật đồ chơi chó thường giằng co hoặc chồm người lên trẻ nhỏ. Tất cả những điều đó không tốt.

Vậy làm thế nào để chú chó ngoan và không dành giật, không làm bẩn chỗ thảm chơi của trê nhỏ? Cách hay nhất là để ý, dắt chó lại gần cái thảm, mỗi khi nó bước vào thì ra lệnh RA NGOÀI. Lặp lại các lệnh này với nhiều đồ vật bạn không muốn cho chó dành của trẻ để nó thành thục.

Thứ 4: Huấn luyện chó trông giữ trẻ

Huấn luyện chó trông coi  trẻ nhỏ là việc làm bổ ích và thiết thực. Để huấn luyện bài học này, chúng ta cần phải huấn luyện chó vâng lời cơ bản trước đã. Xem thêm các kỹ năng được dạy tại trường huấn luyện chó chuyên nghiệp để biết thêm chi tiết. Khi chó đã được huấn luyện thành thục kỹ năng vâng lời thì ta dạy chó canh giữ mục tiêu. Mục tiêu ở đây có nhiều kiểu dạng khác nhau, trong đó có việc trông coi em bé. Chi tiết về cách huấn luyện các bạn tham khảo tại bài viết: cách huấn luyện chó bảo vệ chủ.

Thứ 5: Huấn luyện chó đẩy xe trẻ nhỏ

Bước đầu tiên chúng ta dắt chó đi theo xe đẩy nếu nhà bạn có em bé nhỏ. Cần huấn luyện chó đi cạnh chủ trước để huấn luyên chó đi theo xe dễ dàng. Sau khi chó đi theo xe đã nhuần nhuyễn thì chúng ta huấn luyện chó đẩy xe. Để huấn luyện bạn làm như sau:

  • Bạn cầm dây xích chó và đứng phía sau xe đẩy.
  • Dùng tay cầm 2 chân trước của chó gác lên thành sau của xe đẩy.
  • Đẩy nhẹ xe đẩy để xem phản ứng của chó. Nếu chó có xu hướng thả chân xuống đất thì bạn hô ĐỂ YÊN và thưởng cho chó. Sau đó bạn lại đẩy xe đẩy đi và chờ chó tiến những bước chân đầu tiên và khen thưởng chó. Dần dần nó cảm nhận việc đó là vô cùng thích thú.

Trên đây là cách cho chó làm quen trẻ nhỏ vô cùng bổ ích và thiết thực. Các bạn thực hành và nếu có khó khăn gì thì vui lòng liên hệ với TRUNG TAM HUAN LUYEN CHO NGHIỆP VỤ QUỐC KHUYỂN 577 để được tư vấn miễn phí.

Để huấn luyện chó tại nhà bạn nên tham khảo bài viết: 7 nguyên tắc vàng khi huấn luyện chó mà bạn phải nằm lòng

Xem thêm: huấn luyện chó alaska

Có thể bạn quan tâm: bệnh ho cũi chó, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị khoa học

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *